[Lưu ý] Tránh 10 điều khi sử dụng nồi áp suất điện

Nồi áp suất điện chắc không còn xa lạ với các bà nội trợ, tuy nhiên bạn đã sử dụng đúng cách, hiệu quả chưa. Cùng META đọc bài viết để tránh 10 sai lầm sau đây có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.


Lưu ý khi sử dụng nồi áp suất điện

1. Không kiểm tra nồi trước khi nấu


Thông thường sau khi mua bất kỳ vật dụng hay thiết bị gì trước khi sử dụng bạn nên kiểm tra xem có đảm bảo an toàn không. Sau đó đọc hướng dẫn sử dụng để biết cách dùng.

Việc kiểm tra nồi hết sức quan trọng, trước khi cắm điện bạn hãy kiểm tra những bộ phận như:

Nắp nồi đã được đóng chặt.
Van xả áp không bị lệch.
Gioăng vành đúng vị trí.
Bảng điều khiển đã về vị trí bắt đầu (vị trí 0).
Ngoài ra, còn cần kiểm tra toàn bộ nồi áp suất điện đảm bảo mâm nhiệt nồi không bị dính cặn bẩn, nắp nồi không bị cong vênh hay sứt mẻ, vỏ nồi (nhất là vị trí tiếp giáp phần nắp) không bị móp méo...

Kiểm tra nồi trước khi nấu

2. Vệ sinh nồi lần đầu không đúng cách


Vệ sinh nồi giúp lấy đi bụi bẩn, mùi hôi khi sử dụng lần đầu. Thông thường nhiều gia đình chỉ có thói quen rửa bằng nước sạch, tuy nhiên như thế vẫn chưa đúng cách vệ sinh cho nồi áp suất điện.

Bạn hãy đổ nước sạch vào 2/3 lòng nồi rồi đun sôi, sau đó xả hết hơi để nguội và rửa sạch một lần nữa để đảm bảo vệ sinh cho thiết bị trước khi sử dụng.

3. Cho quá nhiều nguyên liệu vào nồi


Nồi áp suất có rất nhiều dung tích khác nhau, tuy nhiên việc lạm dụng dung tích lớn mà cho quá nhiều cũng gây ảnh hưởng không tốt cho nồi hoặc việc nấu nướng.

Khi bạn cho quá nhiều thực phẩm vào nồi sẽ dẫn đến việc thức ăn bị trào ra ngoài khi sôi gây mất vệ sinh đồng thời có nguy cơ làm tắc van xả áp, do đó rất dễ dẫn đến tình trạng cháy nổ đáng tiếc.


 
Mỗi loại thực phẩm có mức thời gian hầm/nấu phù hợp, các loại thịt, cá thì bạn chỉ nên cho thức ăn dưới 3/4 dung tích nồi, nấu cơm hoặc hầm cháo là 2/3 nồi.

Tuy nhiên cũng không nên cho quá ít dẫn đến bị cạn nước, thức ăn bị cháy khét bám vào lòng nồi và có thể gây cháy nổ nếu để quá lâu.

4. Mở nắp đột ngột


Việc mở nắp đột ngột được xem là sai lầm lớn nhất khi nấu. Hầu hết các nồi áp suất điện đều sử dụng khóa an toàn, không cho phép mở nắp nồi khi áp suất trong nồi chưa được xả hết.

Vì vậy, nếu thử mở nắp nồi áp suất điện mà không được, bạn rút dây điện để nồi xả áp tự động, hoặc kéo van xả để áp suất trong nồi được xả hết rồi mới mở nắp.

Lưu ý không được mở nắp nồi đột ngột

Nếu cố gắng mở nắp nồi khi không thể, bạn sẽ gây hư hại nồi, và có thể gặp nguy hiểm do nhiệt độ cao từ nồi thoát ra như bị bỏng tay.

5. Dùng tay để xả hơi


Khi nồi đạt đến nhiệt độ cao nhất, khi van xả áp mở áp suất ra cực lớn. Nếu bạn dùng tay xả thì có thể gặp nguy hiểm, bạn cần sử dụng một chiếc đũa hoặc dụng cụ dài, đứng cách xa nồi rồi mở van xả áp để đảm bảo an toàn.

6. Không đóng chặt nắp nồi và kiểm tra van xả áp trước khi cắm điện

 
Để đảm bảo việc nấu an toàn thì bạn cần kiểm tra nắp nồi và van xả áp đã được đóng chặt hay chưa. Trong quá trình đun nấu, khi sôi thực phẩm trong nồi sẽ bốc hơi và tạo ra một áp lực rất lớn.

Nếu nắp nồi chưa được đóng chặt sẽ dẫn đến nắp nồi bị bật ra ngoài gây nguy hiểm cho người sử dụng. Van xả áp hở sẽ dẫn đến hơi bị xả hết ra bên ngoài sẽ gây bỏng cho người đứng gần, để lâu sẽ làm cạn hết nước trong nồi.

7. Dùng lòng nồi sử dụng trên bếp gas


Trường hợp đang nấu thức ăn với nồi áp suất điện mà bị mất điện, người dùng không nên lấy lòng nồi ra nấu tiếp trên bếp gas. Nó có thể gây biến dạng lòng nồi hoặc gây tổn hại lớp chống dính (nếu có) khiến nồi tái sử dụng sẽ mất an toàn.

8. Sử dụng nguồn điện không ổn định


Bất kỳ thiết bị điện nào cũng cần một nguồn điện ổn định để hoạt động tốt, hạn chế hư hại hay chập cháy.... Nồi áp suất điện cũng thế, cũng cần một nguồn điện đủ an toàn để hoạt động.

Nếu nhà bạn có ổn áp thì khá yên tâm cho các thiết bị điện gia dụng. Và nếu được, tốt nhất nên dùng một ổ cắm riêng cho nồi áp suất, tránh dùng chung với các thiết bị điện công suất cao khác như lò vi sóng, lò nướng, bếp từ... để hạn chế sự cố hoặc nếu có phát sinh sẽ không gây cháy dây chuyền.

9. Chọn thời gian nấu không phù hợp


Bạn cần lựa chọn mức thời gian phù hợp với từng loại thực phẩm và lượng nước cần đun nấu. Nếu bạn cho ít nước nhưng lại lựa chọn mức thời gian lâu thì nguy cơ bị cạn nước là rất cao, như vậy vừa không đảm bảo được hương vị cho món ăn vừa ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của nồi đồng thời làm giảm tuổi thọ của thiết bị.

10. Bảo quản nồi không đúng cách


Nồi áp suất điện sau khi vệ sinh nên để khô ráo hoàn toàn rồi cất giữ. Bạn nên tuân thủ các bước sau để tránh làm hỏng nồi.

Bảo quản nồi đúng cách để đảm bảo an toàn

Lắp các bộ phận nồi như ban đầu sẽ giúp bảo vệ toàn bộ nồi, hạn chế va đập dẫn đến móp méo hoặc bị cong vênh sẽ không an toàn khi dùng lại.
Kiểm tra toàn bộ lại nồi trước khi tái sử dụng, nhất là sau khi bảo quản nồi trong thời gian dài, để đảm bảo tình trạng tốt nhất khi nồi hoạt động.
Trên đây là những lưu ý để sử dụng nồi áp suất an toàn, hi vọng META đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu có nhu cầu cần tư vấn về đồ gia dụng, nồi áp suất vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn miễn phí, tại Hà Nội: 024 3568 6969 hoặc tại TP HCM: 028 3833 6666.

← Bài trước